$type=ticker$cols=4

$type=slider$meta=0$snip=0$rm=0

Lịch sủ máy pha cafe

Chiếc máy này có khả năng “vận hành liên tục” tạo ra hết tách cà phê này đến tách cà phê khác mà không cần phải tạm dừng để hâm nóng nồi hơi

Espresso đã dẫn đầu một làn sóng thống trị kéo dài 50 năm, định hình các cửa hàng cà phê của thế giới phương Tây và còn xác lập một nền văn hóa riêng. Nhưng trước khi máy Espresso trở thành một biểu tượng của quán cà phê hiện đại, (và ở một khía cạnh nào đó là cuộc sống hiện đại), thì tất cả nhu cầu của khách hàng trong thế kỷ 19, chỉ là làm xao có thể thưởng thức cà phê trong một phút.máy Espresso đầu tiên -Do Angelo Moriondo phát minh năm 1884

Vì sao chúng ta cần có một máy Espresso?

Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của máy pha cà phê và những gì nó làm, chúng ta phải tự hỏi tại sao nó lại cần thiết; Trước khi máy pha cà phê xuất hiện, pha cà phê không phải là công việc được dành nhiều thời gian. Không giống như các quán cà phê ngày nay, mọi người đều cảm thấy hài lòng với việc phải chờ đợi một thứ gì đó, ngược lại trong thế kỷ 19 người ta mong rằng cà phê sẽ được cung cấp rất nhanh. Do đó, cách làm phổ biến trong các cửa hàng cà phê là pha sẵn với số lượng lớn, sau đó hâm nóng hoặc giữ cà phê trên một nguồn nhiệt, và phục vụ ngay khi khách hàng có yêu cầu.
  • Giải pháp hiệu quả duy nhất là một chiếc máy pha chế có thể làm một cốc duy nhất trong vòng một phút, lặp đi lặp lại. Và cách duy nhất để pha cà phê nhanh là xay cà phê thật mịn, làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của bột cà phê với nước nóng. Và khi hiệu quả chiết xuất cao hơn có nghĩa là cần ít nước hơn trong mỗi lần chiết, nhưng điều này đặt ra vấn đề lớn hơn, đó là lọc cặn cà phê ra khỏi chất lỏng, vì các hạt cà phê rất nhỏ.
  • Một bộ lọc có thể giải quyết vấn đề này, tuy nhiên sự thẩm thấu mà chỉ dựa vào trọng lực sẽ không đủ để làm cho nước đi qua khối bột cà phê mịn và dày đặc như vậy. Giải pháp duy nhất là áp lực. Bằng cách tạo áp xuất cho nước pha, cà phê có thể được nghiền mịn hơn nhiều và tự nó tạo thành một rào cản hạn chế nước chảy qua quá nhanh. Tuy nhiên, các bộ lọc giấy và vải không được xem là hữu ích, vì chúng sẽ không thể chịu được các áp lực nước rất lớn.

Ideale – Chiếc máy đầu tiên làm cà phê Espresso

Cho đến năm 1903, Desiderio Pavoni đã đề xuất trả 10.000 lira Ý cho Bezzera để đổi lấy quyền thương mại bằng sáng chế kia. Ông đã đề xuất một vài điều chỉnh cho thiết kế ban đầu của Bezzera. Trước tiên là van xã áp, giúp cà phê nóng và hơi nước không văng vào người barista khi pha chế. Thêm vào đó, là một “đũa hơi” – Thứ mà ngay nay ta thấy mọi barista dùng để đánh bọt sữa cho món Cappucino. Họ gọi loại cà phê mà chiếc máy này tạo ra là “cafe Espresso” vì nó được pha một cách nhanh chóng ngay trước mắt mọi người. Khi chiếc máy hoàn thành và xuất hiện trước công chúng tại Hội chợ Milan vào năm 1906, nó có tên thương mại là “Ideale”.
Ideale rất nhanh, nhưng giống như các máy hơi nước khác, nó chỉ có thể tạo ra áp suất 1,5 bar. Quá trình pha chế có thể diễn ra trong khoảng một phút (khá dài, theo tiêu chuẩn ngày nay, nhưng rất nhanh vào thời điểm đó). Bởi vì thời gian chiết lâu, cà phê sẽ có mùi cháy và để lại vị đắng gắt. Hơn nữa, do áp xuất kém, Espresso không có lớp crema như thường thấy ngày nay. Cuối cùng, Ideale chỉ sử dụng 14 gram cà phê xay mỗi lần pha.

  • Sau hội chợ Milan, các máy pha cà phê Espresso tương tự bắt đầu xuất hiện khắp Italy, và chiếc máy tiện dụng đầu tiên của Bezzera đã phát triển thành những đồ trang trí mạ vàng trang nhã vào thời đó. Tuy nhiên, đầu tư vào máy pha cà phê Espresso Ideale rất tốn kém, vì vậy, nó chỉ hiện diện trong các quán cà phê nổi tiếng ở các thành phố lớn của châu Âu. Đổi lại, điều này có nghĩa rằng chỉ những người “khá giả” mới có thể thưởng thức cà phê Espresso.
Arduino là một nhà kinh doanh và nhà tiếp thị bậc thầy – hơn cả Pavoni. Ông đã xây dựng một “cỗ máy tiếp thị” xoay quanh cà phê Espresso, bao gồm việc chỉ đạo nhà thiết kế đồ họa Leonetto Cappiello tạo ra áp phích cà phê espresso nổi tiếng thể hiện hoàn hảo bản chất của cà phê espresso và tốc độ của thời kỳ hiện đại.

Ví dụ nổi tiếng nhất về điều này, và cũng là phần tiếp thị liên quan đến Espresso nổi tiếng nhất mọi thời đại: Một hình ảnh quảng cáo của Công ty Victoria Arduino năm 1922 mô tả một người đàn ông mặc áo vàng đang lấy một tách Espresso từ một đoàn tàu đang di chuyển. Arduino đã làm cho máy Espresso trở nên sinh động hơn, và những ý tưởng về máy móc của ông vẫn có thể được tìm thấy trên khắp nước Ý ngày nay, có thể nhận ra ngay lập tức bởi con đại bàng tô điểm trên đỉnh.

Trong những thập kỷ tiếp theo máy Espresso đã thực hiện một màn “lột xác” về kết cấu và nguyên lý bởi nhiều cá nhân khác nhau. Bao gồm việc từ bỏ sự phụ thuộc vào nồi hơi, gia tăng áp xuất bằng đòn bẩy, trước khi được bổ sung vô số các chi tiết điện tự động khác,.. Những cải tiến này được xem là cuộc cách mạng góp phần đưa cà phê Espresso và máy Espresso trở thành tiêu chuẩn toàn cầu mà chúng ta có ngày nay.

Giữa máy Espresso Ideale và một máy Espresso hiện đại vẫn còn một khoảng cách không nhỏ của những cải tiến kỹ thuật. Từ 1938, với thiết kế đòn bẩy của Gaggia các máy Espresso đã vượt qua rào cản áp suất, thoát ly hoàn toàn khỏi nồi hơi nước. Rồi tiếp tục bước vào kỷ nguyên điện tự động với cái tên Feama E61 – một trong những máy Espresso có ảnh hưởng nhất trong lịch sử.
Trong suốt thế kỷ 19 và đầu những năm 20, các nhà thiết kế máy và công chúng dường như có chung niềm tin rằng hơi nước là một phần thiết yếu để đạt được hương vị cà phê tuyệt vời. Ngày nay, chúng ta biết điều này là sai – trên một máy móc hiện đại, hơi nước chỉ tiếp xúc trực tiếp với sữa, không bao giờ tiếp xúc với cà phê xay. Hơn nữa, các dụng cụ pha cà phê đun trực tiếp trên bếp sử dụng hơi nước để đẩy nước qua lớp cà phê có xu hướng tạo ra các loại cà phê có vị đắng.

Nỗ lực tạo ra áp suất mà không sử dụng hơi nước – bằng máy bơm tay, đã dẫn đến một số bằng sáng chế thú vị. Nhưng khi xem xét lịch sử các máy pha cà phê, máy nén khí không bao giờ trở thành một nhánh lớn. Vấn đề là không khí có khả năng nén rất cao, trong khi nước hoàn toàn không thể nén được.
Mặc dù các máy Espresso trở nên nhỏ hơn và hiệu quả hơn, nhưng vì không có cải tiến nào để tạo ra một cỗ máy có thể pha cà phê với áp suất hơn 1,5 – 2 bar và không làm “cháy khét” cà phê. Pavoni đã thống trị thị trường máy pha cà phê trong hơn một thập kỷ bất chấp những khuyết điểm trên, vì thực sự khi đó ít ai cho rằng đó là khuyết điểm nghiêm trọng, Espresso vẫn là niềm yêu thích của cư dân khu vực Milan và các vùng lân cận

Trong sự cạnh tranh ngày càng tăng của thị trường máy pha cà phê, Desiderio Pavoni đã kết hợp cùng Pier Teresio Arduino – một nhà phát minh, để tìm kiếm phương pháp pha cà phê Espresso mà không phụ thuộc hoàn toàn vào hơi nước. Pavoni đã hình hành ý tưởng về các máy Espresso được kết hợp piston và vít bơm không khí, dù chúng hoạt động không hiệu quả nhưng thay vào đó lịch sử đã ghi nhận tên ông với nhiều đóng góp đa dạng cho máy Espresso.
Máy Espresso nằm ngang, trong chiến chiến tranh thế giới thứ hai

Trong các cuộc chiến tranh thế giới, những đổi mới trong cà phê bị chững lại. Các nhà chức trách ở Ý ngày càng nghi ngờ về bất cứ thứ gì xa lạ, đặc biệt là những thứ xa xỉ được nhận thấy như máy pha cà phê Espresso cỡ lớn. Những thái độ này đã làm chậm đáng kể doanh số bán máy pha cà phê Espresso ở Ý cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Hơn nữa, các quy định được đưa ra từ năm 1911 cho phép chính quyền địa phương áp đặt giới hạn giá hàng hóa hàng ngày, bao gồm cả đồ uống. Những giới hạn giá này đã chuyển hướng mô hình kinh doanh, khiến cho các chủ quán bar không đầu tư quá nhiều vào máy móc cà phê và nguyên liệu chất lượng – Theo nhà sử học thực phẩm Jonathan Morris.
Thời kỳ chiến tranh đã gây ra những bế tắc đáng kể cho một số ý tưởng tuyệt vời. Ví dụ, ngay khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu vào năm 1939, Guiseppe Bambi, người sáng lập La Marzocco ở Florence, đã đăng ký bằng sáng chế cho thiết kế lò hơi nằm ngang đầu tiên.

Bên cạnh những cải tiến rõ ràng về công thái học cho các baristas làm việc phía sau quầy bar, thiết kế nồi hơi ngang còn mang lại diện tích bề mặt lớn hơn đáng kể để đặt ấm tách. “Sự phát triển quan trọng nhất trước khi có máy Espresso cần gạt là máy pha cà phê không nằm dọc mà nằm ngang, vì chúng giữ nhiệt trên máy pha cà phê. Điều này rất quan trọng để giữ ấm những chiếc cốc” – theo Enrico Maltoni, tác giả và nhà sưu tập máy pha cà phê, sách và bằng sáng chế
Sự thoát ly khỏi thiết kế máy hơi nước

Người đàn ông đầu tiên đã vượt qua rào cản áp suất 2 bar là Giovanni Achille Gaggia (1895 – 1961) bằng sự kết hợp máy Espresso và đòn bẩy “lampo“. Một cuộc cách mạng thực sự đã bắt đầu, thời điểm này đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên cà phê Espresso hiện đại.

Achille Gaggia, một chủ quán bar người Milanese có sở thích đặc biệt về cà phê, ông đã đăng ký bằng sáng chế cho “Lampo” – một thiết bị hỗ trợ dạng đòn bẩy. Gaggia đã trưng bày “Lampo” tại Fiera Campionaria năm 1939 (Hội chợ hàng mẫu) ở Milan. Mục đích của Achille là bán các group-head mới cho các chủ quán bar, để thay thế groups trên các máy pha cà phê thế hệ cũ. Thật không may, ý tưởng này không dễ thực hiện: Giải pháp duy nhất là sản xuất máy pha cà phê đã mang hệ thống sáng tạo đó.
Achille Gaggia đã đăng ký bằng sáng chế thứ hai của mình cho “lever-piston” vào năm 1947. Theo nguyên lý của Gaggia, áp suất hơi trong nồi đưa nước vào một xi lanh, và nó được tiếp tục tăng áp bởi một piston thông qua việc ép đòn bẩy của barista. Việc sử dụng piston đã tăng đáng kể áp lực nước, từ 1,5 – 2 bar đến 8 -10 bar, đồng thời nó còn cho ra đúng một ounce nước (khoảng 28 ml). Thú vị hơn từ giai đoạn này máy pha cà phê của Achille Gaggia đã cho ra đời các thuật ngữ mới như: ‘Barista‘ (từng được gọi là Barman) – tức thợ pha chế và ‘shot espresso‘ hay ‘pulling a shot‘…
Cuộc cách mạng “Crema caffè“

Nhưng có lẽ quan trọng nhất, với sự phát minh ra máy Espresso áp suất cao đã dẫn đến sự phát hiện của Crema – bọt nổi trên chất ly cà phê Espresso. Giai đoạn đầu, một số người dùng còn mơ hồ và khẳng định đó là “cặn cà phê” lơ lửng trong ly của họ. Cho đến khi Gaggia định nghĩa đó là “Crema caffè” một biểu hiện cho thấy rằng cà phê có chất lượng cao. Với sự gia tăng áp suất và lớp Crema vàng, máy Espresso của Gaggia đã làm dấy lên một cuộc cách mạng cho các máy Espresso đương thời.

Ngày nay Crema (từ đã được chuyển sang tiếng Anh) được coi là đặc điểm cảm quan xác định của cà phê Espresso; Tuy nhiên vào thời điểm đó, loại đồ uống mới nổi này được đổi tên thành “Crema caffè” hay cà phê kem (cream coffee) để phân biệt với nước chiết xuất từ các máy pha cà phê Espresso trước đây.
Năm 1948, những chiếc máy cần gạt Gaggia đầu tiên thương mại hóa (Achille Gaggia, hợp tác với doanh nhân Carlo Ernesto Valente, đã thành lập “Officine Faema Brevetti Gaggia” ) Các khẩu hiệu trên máy Gaggia đã thể hiện rõ bản chất cách mạng của nó – “Crema caffè naturale” và hơn nữa là nó hoạt động mà không cần hơi nước. Trong thập kỷ tiếp theo, những đổi mới trong ngành đã diễn ra với tốc độ đáng kể khi các nhà sản xuất cố gắng điều chỉnh và cải tiến công nghệ mới.Xem thêm vai trò của áp xuất trong chiết xuất cà phê
Bước tiến kỹ thuật của máy Espresso điện

Sau khi bất đồng với Gaggia về chiến lược, Valente bắt đầu sản xuất máy pha cà phê của riêng mình. Gaggia coi chiếc máy của mình (và Crema caffè mà nó tạo ra) là một sản phẩm dành cho thị trường cao cấp, trong khi Valente muốn mở rộng thị trường cho cà phê Espresso bằng cách thiết kế những chiếc máy rẻ hơn. Năm 1961, ông đưa ra cải tiến triệt để trên máy Espresso điện Faema E61 với một máy bơm điện hoạt động bằng một công tắc bật / tắt đơn giản.

Faema E61 có nhiều thay đổi trong nguyên lý hoạt động hơn, thay vì dựa vào lực ép thủ công của barista, E61 đã sử dụng một máy bơm để đưa nước qua một hệ thống ống đồng xoắn ốc (ruột gà) bên trong nồi hơi để làm nóng đến nhiệt độ và áp suất cần thiết. Bằng cách này áp suất đã đạt mức 9 bar làm tiền đề cho việc điều chỉnh hương vị bằng áp suất.

Vào năm 1970, một lần nữa Giuseppe Bambi từ La Marzocco đã phát triển máy Espresso GS, dòng máy với hai nồi hơi đầu tiên, trong đó một nồi hơi chuyên dụng cho việc lấy hơi nước (đánh sữa) và một nồi hơi dành riêng cho việc chiết xuất. Thiết kế nồi hơi kép cho phép ổn định nhiệt độ tốt hơn nữa và tăng thêm thể tích. GS vẫn là cơ sở cho các máy pha cà phê Espresso hiện đại ngày nay.
Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ điện tử trong vài thập kỷ qua, máy pha cà phê Espresso ngày nay trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Các thiết bị “super-automatic” hoàn toàn tự động rõ ràng là bước tiếp theo của Espresso, chúng có thể xay, định lượng và pha cà phê tự động, tạo ra cà phê Espresso hoàn chỉnh chỉ bằng một nút bấm – do đó loại bỏ sự cần thiết của một nhân viên pha chế được đào tạo.
Một chiếc máy không làm nên Espresso thực thụ!

Chắc chắn còn một vài bước khác trên con đường tiến tới máy Espresso ngày nay, trên đây là những phát triển tiêu biểu trong lịch sử thương mại của cà phê Espresso. Trải qua hơn một thế kỷ, máy pha cà phê Espresso đã được cải tiến mạnh mẽ, với các bộ cảm biến, điện tự động, và vi xử lý, v.v… Nhưng đối với cà phê, vai trò của thiết kế, khoa học và công nghệ là chưa boa giờ là đủ. Cà phê espresso cũng là một nghệ thuật. Tài năng của nhân viên pha chế cũng quan trọng như chất lượng của hạt cà phê và hiệu quả của máy Espressoo.

COMMENTS

Tên

Cafe,5,Kem,3,Sưu Tầm,9,
ltr
item
Cafe Ban Mê : Lịch sủ máy pha cafe
Lịch sủ máy pha cafe
Chiếc máy này có khả năng “vận hành liên tục” tạo ra hết tách cà phê này đến tách cà phê khác mà không cần phải tạm dừng để hâm nóng nồi hơi
https://live.staticflickr.com/65535/45978260474_992b66ed09_o.jpg
Cafe Ban Mê
https://www.kembobanme.com/2023/06/lich-su-may-pha-cafe.html
https://www.kembobanme.com/
https://www.kembobanme.com/
https://www.kembobanme.com/2023/06/lich-su-may-pha-cafe.html
true
7787490113684576396
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content